Lượt xem: 272

Chuyên gia Hàn Quốc làm việc tại huyện Kế Sách

Trong khuôn khổ hợp tác giữa Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Công ty cổ phần Nông nghiệp Logos Bio (Hàn Quốc) và Ủy ban nhân dân huyện Kế Sách, trong 2 ngày 19 và 20/3/2024, các chuyên gia Hàn Quốc và Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh đến làm việc và khảo sát tại huyện Kế Sách.

 


Chuyên gia khảo sát vườn sầu riêng 

 

    Tham gia đoàn có các chuyên gia Hàn Quốc gồm: Giáo sư Kim Young Gon, bà Kim Yung Bun và ông Jeong Bong Cheol; các giảng viên Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh. Tiếp và làm việc với đoàn, về phía huyện Kế Sách có các đồng chí: Nguyễn Thanh Trong – Phó Biw thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện, Lê Hoàng Phong - Phó Chủ tịch UBND huyện; đại diện lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện.

    Tại buổi làm việc, Giáo sư Kim Young Gon thông tin về 2 chế phẩm EB-Ko và EBL. Đây là công nghệ kỹ thuật sinh thái tuần hoàn tự nhiên được áp dụng trong trồng trọt và chăn nuôi. Theo đó, chế phẩm EB-Ko giúp giải độc mặn cho đất, khắc phục tình trạng suy thoái đất do sử dụng hóa chất nông nghiệp, tăng khả năng miễn dịch thực vật, giúp cây tăng trưởng tốt hơn, tăng năng suất 15-30% (kết quả tại Hàn Quốc). Còn chế phẩm EBL áp dụng trong chăn nuôi đem lại nhiều lợi ích như tiết kiệm thức ăn, vật nuôi mau lớn, giảm mùi hôi, giải quyết bài toán ô nhiễm môi trường, tăng chất lượng, hương vị thịt, giảm chi phí sản xuất.

    Cả 2 chế phẩm được sản xuất dưới dạng dung dịch, dễ sử dụng. Đối với vật nuôi, chế phẩm EBL được pha vào hệ thống cung cấp nước uống cho gia súc; trong trồng trọt, chế phẩm EB-Ko nước pha loãng để phun hoặc tưới cho cây trồng.

    Qua khảo sát thực tế tại các vùng sản xuất, trồng trọt và chăn nuôi trên địa bàn huyện Kế Sách, các chuyên gia chọn 7 điểm để xây dựng mô hình. Theo đó, trong năm 2024, các chế phẩm trên được ứng dụng trên cây lúa ở thị trấn Kế Sách (khu vực bị ảnh hưởng mặn), trên cây xoài tại xã An Lạc Tây (đất vườn bị thoái hóa do sử sụng Paclobutrazol) và cây sầu riêng tại 2 xã Xuân Hòa, Ba Trinh. Trong chăn nuôi, mô hình được áp dụng đối với bò (xã Thới An Hội) heo và gà (trang trại và gia trại tại xã Đại Hải).

    Ứng dụng thành công công nghệ kỹ thuật sinh thái tuần hoàn tự nhiên sẽ góp phần giúp cho sản xuất nông nghiệp tuần hoàn, chuyển đổi xanh và bền vững.

Vũ Bá Quan



Phim tư liệu
  • Phát biểu của đồng chí Lâm Tấn Hòa
  • Ngày hội văn hóa thể thao du lịch đông bào Khmer Nam bộ và Lễ hội Óoc-Om-Bóc Đua ghe Ngo 2022
  • Cuộc thi viết chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch lần thứ Hai - năm 2022
1 2 3 4 5  ... 


No title... No title... No title...
Thống kê truy cập
  • Đang online: 69
  • Hôm nay: 7481
  • Trong tuần: 78,188
  • Tất cả: 11,801,508